Thủ tướng Chính “gắp lửa bỏ tay” Tô Lâm, dùng gậy Bộ Công an đập Tổng Bí thư?

Trong kỷ nguyên thông tin 4.0, “Ai nắm được dư địa truyền thông, kẻ đó sẽ chiến thắng”. Bởi hiện nay, truyền thông không chỉ phản ánh sự kiện, mà còn có khả năng dẫn dắt sự kiện.

Người làm chủ được truyền thông thì có thể chi phối tâm lý xã hội, biến đổi khủng hoảng thành cơ hội, và có thể định hình chiến lược lâu dài cho mình.

Trong thời gian gần đây, dường như, Thủ tướng Phạm Minh Chính là người có khả năng kiểm soát “dư địa” thông tin chính thống của nhà nước, cũng như mạng xã hội nhiều hơn, và đã bỏ xa Tổng Bí thư Tô Lâm.

Trong khi, truyền thông chính thống đưa tin về ông Tô Lâm, thường tập trung vào các hoạt động hội họp, với các phát biểu mang tính nghi thức, lặp đi lặp lại. Những thông tin này ít có sự đột phá hoặc yếu tố bất ngờ, dẫn đến cảm giác nhàm chán cho người đọc.

Theo giới quan sát, để có được lợi thế về truyền thông, phải kể đến vai trò của Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, là Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa. Đồng thời, Thủ tướng Chính có mối quan hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng lớn đối với giới chức tướng lĩnh quân đội.

Liên quan đến việc Bộ Công an mới đây đưa ra chủ trương tăng mức phạt, đối với vi phạm luật giao thông, là một chủ đề được công luận hết sức quan tâm, và cũng là vấn đề đã gây ra nhiều tranh cãi, và lo ngại trong dư luận xã hội.

Luồng phản ứng tiêu cực của xã hội đều hướng tới Bộ Công an và lực lượng cảnh sát giao thông. Công luận bày tỏ lo ngại về việc tăng mức phạt, và trích phần lớn tiền phạt cho công an. Cộng với việc Quốc hội đã đồng ý cho lực lượng cảnh sát giao thông được trích lại 85% tiền xử phạt, sau khi nộp ngân sách nhà nước. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng lạm quyền, tiêu cực của ngành công an, và tạo thêm gánh nặng cho người dân.

Những vấn đề trên đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của ông Tô Lâm, đối với tình hình chính trị và xã hội Việt Nam. Trên cương vị cựu Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm đã phải đối mặt với nhiều chỉ trích, liên quan đến vấn đề nhạy cảm này.

Trên mạng xã hội, xuất hiện các ý kiến hướng sự nghi ngờ về các thế lực “kình địch” trong Đảng. Có ý kiến bày tỏ sự hoài nghi, cho rằng:

“Rõ ràng là có một bọn nào đó, đang quyết chống phá Tổng Bí thư Tô Lâm. Khi Tổng Bí thư vừa tuyên bố đưa đất nước ta vào Kỷ nguyên mới, thì người dân chỉ thấy, vươn một phát mức phạt giao thông lên tận trời, không giống ai, và không biết căn cứ vào đâu!?”.

Tuy nhiên, ít người quan tâm đến việc Nghị định 168, có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2025, là do Chính phủ ban hành, với số tiền phạt tăng nhiều lần so với trước đây. Và điều đó, liệu có liên quan đến các nghi vấn nêu trên, về bàn tay của Chính phủ trong vụ việc làm nóng dư luận xã hội hay không?

Mối quan hệ giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư Tô Lâm được đánh giá là phức tạp, mang tính cạnh tranh, trong bối cảnh chính trị Việt Nam trước thềm Đại hội Đảng 14 sẽ diễn ra vào đầu năm 2026.

Theo giới phân tích quốc tế, gần đây, ông Tô Lâm đang tìm cách giảm bớt ảnh hưởng của Thủ tướng Chính thông, qua vụ án AIC và bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, nhằm làm suy yếu vị thế chính trị của Thủ tướng Chính, trong cuộc đua vào ghế Tổng Bí thư tại Đại hội 14.

Tuy nhiên, ông Chính có được sự ủng hộ của đa số các lãnh đạo cấp cao trong Đảng. Đồng thời, ông cũng nhận được sự yểm trợ tối đa từ Ban lãnh đạo Bắc Kinh. Điều đó đã cho thấy, lý do vì sao, vị trí, vai trò và tầm ảnh hưởng của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại thời điểm hiện nay đã bỏ xa Tổng Bí thư Tô Lâm. Nhất là trong bối cảnh hệ thống chính trị Việt Nam vẫn bất ổn, với nhiều mâu thuẫn ở mức đối kháng cao, và không khoan nhượng./.

 

Trà My – Thoibao.de